Saturday, May 17, 2014
Giàn khoan Hải Dương 981:Trung Quốc điều thêm 2 tàu tên lửa
Sáng nay 17/5, Trung Quốc đưa thêm 2 tàu mới là tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 755 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 789 đến khu vực giàn khoan để truy đuổi tàu cảnh sát biển 4033 của ta. (Trong ảnh, tàu Tam Đô 752, tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc lớp Hậu Tân của Trung Quốc) Đây là 2 tàu cực kỳ nguy hiểm khi lần đầu tiên xuất hiện trên vùng biển Việt Nam, luôn chạy sát với tàu cảnh sát biển Việt Nam ở khoảng cách chừng 400m. (Trong ảnh, Đông An 753) Các chỉ huy tàu cảnh sát biển Việt Nam cho biết tàu của ta sẽ hạn chế tối đa việc va chạm với các tàu Trung Quốc, vì quan điểm của chúng ta là đấu tranh trên mặt trận ngoại giao để Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Hoàng Sa. Trước đó, tối 16/5, tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 46001 đã lợi dụng lúc trời tối để đâm vào tàu kiểm ngư Việt Nam khiến tàu kiểm ngư 774 bị rách 3m mạn tàu. Đây là lần đầu tiên các tàu Trung Quốc lợi dụng đêm tối để tiếp cận và tấn công tàu Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ phát hiện kịp thời âm mưu của phía Trung Quốc nên các tàu kiểm ngư Việt Nam đã tìm cách hạn chế tối đa nguy cơ bị các đòn tấn công trực diện này. (Trong ảnh, Kim Hoa 534, tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ II của Trung Quốc) Cũng trong chiều 16/5, ông Nguyễn Văn Trung, Cục phó Cục Kiểm ngư, cho biết theo quan sát đến ngày 15/5 số tàu cá của Trung Quốc đã tăng lên hơn 30 tàu, nâng tổng số tàu tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 là 126 tàu (tăng 27 tàu so với ngày trước đó). Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã chủ động đâm va vào tàu cá của ngư dân ta khi đang di chuyển vào gần giàn khoan để khai thác thủy sản. Các tàu bảo vệ khác của Trung Quốc tiếp tục áp sát, vây ép và phun nước vào tàu chấp pháp Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ. (Trong ảnh, tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752 TQ tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981) Theo trung tá Trần Lê Trang, phó tham mưu trưởng tác chiến Cảnh sát biển vùng 2, vào ngày 16/5, các tàu Trung Quốc thay đổi chiến thuật để uy hiếp các tàu cảnh sát biển Việt Nam. (Tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 TQ tham gia bảo vệ giàn khoan) Các tàu Trung Quốc không còn đậu cách xa giàn khoan nữa mà rút sâu vào khu vực giàn khoan chừng 6 hải lý và xếp hàng tạo thành hình cánh cung. Họ chờ tàu Việt Nam vào thực hiện quyền chấp pháp thì tung ra bao vây và uy hiếp. Trung tá Trang cho rằng đây là hành động cực kỳ nguy hiểm nhằm chặn tàu Việt Nam không còn đường rút lui.
Phe ly khai bắn lính Ukraina để giải thoát thống đốc Luhansk
Valery Bolotov, thống đốc của "Cộng hòa nhân dân Luhansk", thoát chết trong một vụ ám sát hôm 13/5. Sau đó người ta đưa ông sang Nga để điều trị vết thương. Hôm 17/5, Bolotov trở về Luhansk do sức khỏe đã hồi phục, song binh sĩ tại một trạm kiểm soát bắt ông, Reuters dẫn lời Oleh Slobodyan, người phát ngôn của lực lượng biên phòng Ukraina. Ông Valery Bolotov, thống đốc của "Cộng hòa nhân dân Luhansk". Ảnh: Reuters Sau đó khoảng 200 chiến binh ly khai tới trạm kiểm soát và yêu cầu lính biên phòng thả Bolotov. Giao tranh nổ ra và chiến binh ly khai sử dụng lựu đạn và súng máy để chống lính biên phòng. "Họ đã giải thoát cho Valery Bolotov", Slobodyan nói. Sự việc diễn ra chỉ vài giờ trước khi đàm phán hòa bình diễn ra tại thành phố Kharkov ở phía đông Ukraina. Chính phủ Ukraina kêu gọi các bên đàm phán để xoa dịu căng thẳng ở miền đông. Tuy nhiên, họ không mời đại diện của lực lượng ly khai. Kim Ngân
Mỹ hy vọng quân đội Thái Lan không đảo chính
Ngày 14/5, Mỹ bày tỏ hy vọng rằng quân đội Thái Lan sẽ không thực hiện một cuộc đảo chính nữa trong bối cảnh Washington ngày càng tỏ ra lo ngại về những biến động chính trị mới đây ở quốc gia đồng minh lâu đời tại châu Á. Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Amy Searight, quan chức đặc trách Đông Nam Á của Lầu Nam Góc cho biết: “Tại thời điểm này, chúng tôi không có lý do gì để tin rằng quân đội Thái Lan sẽ thay đổi lập trường trung lập của mình.” Theo bà Searight, có vẻ như quân đội Thái Lan đã rút ra được bài học từ cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin Shinawatra năm 2006, khiến Mỹ phải áp đặt lệnh cấm vận đối với Bangkok. Binh sĩ Thái Lan đứng gác trước trụ sở Tòa án Hiến pháp ở Bangkok Chính trường Thái Lan đang rơi vào cảnh hỗn loạn và nhiều người lo ngại về nguy cơ xảy ra nội chiến trong bối cảnh phe biểu tình chống chính phủ đang đẩy mạnh “chiến dịch cuối cùng” để “loại bỏ tàn dư của Thaksin”. Trong khi đó, phe Áo Đỏ tuyên bố sẽ không dung thứ cho bất cứ động thái nào trao quyền lực cho một chế độ không thông qua bầu cử. Phe biểu tình muốn Thượng viện Thái Lan, cơ quan lập pháp duy nhất hiện nay sau khi Hạ viện bị giải tán, ra phán quyết loại bỏ chính phủ tạm quyền vốn đã bị giáng một đòn rất mạnh sau khi bà Yingluck Shinawatra bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm. Họ cũng yêu cầu lập ra một hội đồng nhân dân không qua bầu cử lên nắm quyền thay chính phủ để điều hành đất nước. Động thái này của phe biểu tình đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của phe Áo Đỏ. Ông Scot Marciel, quan chức đặc trách Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan “cần phải được giải quyết theo hiến pháp, dân chủ và hòa bình”. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Thái Lan đang trải qua giai đoạn đấu tranh để xác định ai sẽ là người nắm quyền lực sau sáu thập kỷ trị vì của Quốc vương Bhumibol Adulyadej năm nay đã 86 tuổi và thường xuyên đau yếu. Ông Ernie Bower thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Thái Lan đang chứng kiến “cuộc đấu tranh quyền lực 100 năm”, và cuộc đấu tranh này chỉ kết thúc khi vị quốc vương mới của Thái Lan lên ngôi. Thái Lan là đồng minh đầu tiên của Mỹ ở châu Á, khi hai nước ký hiệp ước hữu nghị tại Washington vào năm 1833, và nước này đã từng đề nghị cung cấp voi chiến cho Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln để chiến đấu trong cuộc nội chiến Mỹ.
VOV tường thuật từ Hoàng Sa: Tàu Trung Quốc hung hãn đâm tàu Cảnh sát Biển Việt Nam
Phóng viên VOV có mặt tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thông tin, tình hình trên biển vẫn diễn biến rất căng thẳng. Ngay từ sáng sớm hôm nay (14/5), tàu Trung Quốc đã theo sát tàu Cảnh sát biển 8003. Tàu Trung Quốc hung hãn đâm chính diện mạn trái tàu 4032 của Việt Nam Trung Quốc vẫn duy trì số lượng tàu lớn các loại, bao gồm tàu quân sự, tàu hải giám. Các tàu bố trí 4 lớp để bảo vệ giàn khoan và mỗi khi tàu Cảnh sát Biển Việt Nam tiếp cận giàn khoan thì ngay lập tức các tàu của Trung Quốc tăng tốc hướng về các tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam với những hành động rất hung hãn. Các tàu này thậm chí lao thẳng vào tàu của các lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam. Đặc biệt tàu Cảnh sát Biển 8003 những ngày qua luôn bị tàu chấp pháp của Trung Quốc mang số hiệu 3411 kèm chặt mạn trái, mạn phải. Sáng nay, tàu 3411 cách tàu 8003 khoảng 500m với tốc độ 7 hải lý/h, đồng thời cùng lúc đó xuất hiện máy bay bay trên biên đội tàu của Cảch sát Biển Việt Nam. Từ 8h5 đến 8h30 phút tàu 3411 của Trung Quốc liên tục di chuyển cắt mũi tàu của Cảnh sát Biển 8003. Cũng thời điểm này tàu Cảnh sát Biển 2016 bị tàu của Trung Quốc cắt ngang cản phá. Vào lúc 8h25 phút, tàu Cảnh sát biển 2016 bị tàu của Trung Quốc mang số hiệu 46102 đâm thẳng vào nhưng rất may tàu Cảnh sát Biển Việt Nam tránh kịp nên không bị xảy ra đâm va. Ngay sau đó, tàu của Trung Quốc số hiệu 46102 tiếp tục bám sát tàu Cảnh sát biển 8003 với khoảng cách 180m vài tốc độ 10 hải lý/h cùng nhiều tàu hỗ trợ phía sau. Đồng thời tàu 3411 của Trung Quốc luôn bám sát tàu Cảnh sát Biển 8003 với khoảng cách gần nhất là gần 100m. Lúc 8h50 phút xuất hiện thêm một máy bay trinh sát của Trung Quốc bay trên tàu của Cảnh sát biển 8003 ở độ cao 350- 500m. Số hiệu của máy bay này là 8321. Tất cả các hành động của tàu và máy bay Trung Quốc nhằm ngăn cảnh tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Trước những diễn biến như vậy các chiến sĩ Cảnh sát Biển Việt Nam trên tàu 8003 cũng như biên đội tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn luôn kiên trì bám sát mục tiêu khéo léo xử lý các tình huống, phát loa tuyên truyền yêu cầu các tàu của Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển của Việt Nam./. Thu Lan/VOV (từ Hoàng Sa)
Subscribe to:
Posts (Atom)